Kinh Nghiệm Cho Sinh Viên Chuẩn Bị Làm Gia Sư Lớp 1
Đa phần các bạn sinh viên đều có rất nhiều thời gian rảnh. Chính vì vậy mà rất nhiều bạn có nhu cầu tìm việc làm thêm để có thể trang trải phần nào chi phí cá nhân của mình khi ở các thành phố lớn. Một trong các công việc làm thêm được nhiều bạn lựa chọn đó là làm gia sư. Nếu như quá khó trong việc học giỏi các môn tự nhiên hay xã hội để trở thành gia sư cấp 2, cấp 3 thì nhiều bạn chọn cho mình một việc “an toàn” hơn đó là làm gia sư tiểu học. Cụ thể là gia sư lớp 1.
Các bạn đang có ý định trở thành 1 gia sư, hay đang là gia sư nhưng có những vấn đề trong việc giảng dạy của mình, các bạn cần những góp ý hay những kinh nghiệm gia sư lớp 1 để trở thành một gia sư giỏi?. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Những khó khăn của học sinh lớp 1 mà phụ huynh cần biết
Đang còn độ tuổi ham chơi, thích tự do làm theo ý mình nhưng đột nhiên bị bắt vào khuôn khổ nề nếp ở trường quả là một điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy nên hầu như các em nhỏ khi bước vào lớp 1 đều gặp không ít khó khăn. Cụ thể:
1. Luôn thấy lạ lẫm với mọi thứ xung quanh
Bước chân vào cổng trường tiểu học, hầu hết các em đều thấy…lạ. Từ bàn ghế, bạn bè đến Thầy Cô, khung cảnh. Rồi các anh chị lớp lớn hơn và có phần…sợ sệt. Có em thì bố mẹ đưa tới trường nhưng không vào mà khóc đòi về.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều nội quy các em phải học thuộc để không làm sai. Nếu làm sai các em sẽ Thầy Cô phạt. Nếu ở nhà các em có thể bày đồ chơi ra chơi. Nhưng ở lớp các em học sinh phải ngồi yên nghe Thầy Cô giảng.
2. Phải giơ tay xin phép khi muốn phát biểu ý kiến
Do mới vào lớp 1 nên việc giơ tay xin phép Thầy Cô khi muốn phát biểu ý kiến ở nhiều trẻ chưa thành thói quen. Nhiều em quên mất quy định này mà vô tư nói chuyện với bạn trong giờ học. Kết quả là bị Thầy Cô phạt.
3. Khả năng tập trung lắng nghe trong thời gian ngắn rất thấp
Tình trạng không tập trung học xảy ra ở tất cả các khối học sinh. Tuy nhiên điều này khoảng 90% các em học sinh lớp 1 gặp phải. Tai lắng nghe, mắt nhìn Thầy Cô, miệng không được nói và ngồi yên tay không nghịch đồ quả thật rất “bức bối” với độ tuổi cực kỳ hiếu động như các em lớp 1.
4. Viết chữ ngược tay và thao tác còn chậm
Việc làm quen với chữ viết đối với học sinh lớp 1 thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Đặc biệt sẽ rất khó với những em thuận tay trái.
5. Đi học thỉnh thoảng nhớ mẹ và khóc đòi về
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học đều sợ phải xa cách cha mẹ. Và cũng vì thế mà không ít các trường hợp đang ngồi học thì nhớ nhà và khóc đòi bố mẹ đến đón.
6. Mất đồ dùng học tập thường xuyên và quên tập vở ở nhà khi đến trường
Học sinh lớp 1 chưa thật sự chú ý đến việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập cho mình và còn ỷ lại việc này cho cha mẹ. Chính vì vậy mà đa số trẻ lớp 1 gặp phải tình huống là thường xuyên thất lạc đồ dùng học tập và không chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
Làm gia sư lớp 1 có dễ không?
Để trả lời cho câu hỏi làm gia sư lớp 1 có dễ không thì bạn hãy cùng WElearn gia sư lắng nghe một số chia sẻ của các bạn đã và đang làm gia sư cho học sinh lớp 1 nhé!
Bạn Trang (sinh viên – trường Đại Học Sư phạm TPHCM) chia sẻ: "Vì là sinh viên sư phạm nên mình cũng muốn thử để làm quen với “lớp học”, coi như thực tập nên mình đã quyết định đăng kí đi dạy thêm ở trung tâm. Sau hơn một tháng tìm lớp dạy phù hợp thì cuối cùng mình cũng nhận được lớp. Mình rất vui nhưng rồi sau một thời gian đi dạy mình lại muốn nghỉ. Suất mình nhận dạy là học sinh lớp 1. Cậu học trò của mình rất lười học và rất…lì, khi mình giảng bài thì chẳng chịu tập trung và nói gì cũng chẳng nghe. Mỗi lần đến dạy là mỗi lần chờ vì nó bày đủ thứ trò, hết đi lấy cái này đến lấy cái khác, nhiều khi ngồi chờ cả tiếng vì nó đi chơi mất. Khi đến giờ học thì lại bày ra đủ trò để kéo dài thời gian. Nhiều lúc mình muốn phát điên vì nói mãi chẳng chịu nghe lời. Ba mẹ nó thì bảo đánh cho nó sợ nhưng nói gì thì nói chứ con người ta ai mà dám đánh”.
Bạn Thảo (sinh viên – trường Đại học Bách Khoa) chia sẻ: “Trước khi đăng kí suất dạy mình cứ nghĩ là càng nhỏ càng dễ dạy nhưng bây giờ đi dạy rồi mình mới thấy đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Khi dạy mình phải có “chiêu trò” cho học sinh của mình nghe lời như: trong một buổi học nên cho nghỉ giải lao vài lần. Vì trẻ không thể học liên tục cả tiếng đồng hồ được. Thỉnh thoảng phải bày tra các cuộc thi để kích thích trẻ học vì trẻ con rất thích hơn thua. Chẳng hạn như thi với học sinh ai viết hay đọc nhanh. Có thể lâu lâu mua cho học sinh mình món quà nho nhỏ vì trẻ con rất thích được tặng quà. Cứ như vậy, bây giờ học sinh mình đã quen và chịu nghe lời mình hơn”.
Rõ ràng, làm gia sư không dễ như một số bạn gia sư lớp 1 lầm tưởng. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ cần dạy để các em có điểm cao, có thành tích tốt vì những cái ấy chỉ là một phần nhỏ động viên các em. Điều quan trọng là giúp các em trau dồi kiến thức thật sự. Giúp các em tự tư duy để giải quyết vấn đề chứ không phải làm theo bài giải mẫu nhưng lại không hiểu được tại sao phải làm như vậy.
Kinh nghiệm gia sư lớp 1 cần biết khi đi dạy
Không có việc gì là dễ hoàn toàn và cũng không có chuyện gì là khó tuyệt đối. Và trở thành gia sư cũng vậy. Tuy nhiên nếu như bạn có KINH NGHIỆM thì mọi chuyện sẽ khác. Nếu bạn có ý định đi làm gia sư mà không phải hụt hẫn khi bước vào nghề thì hãy cùng WElearn Gia sư tìm hiểu một số kinh nghiệm làm gia sư lớp 1 của các bạn gia sư giỏi nhé!
1. Chuẩn bị giáo án trước khi đi dạy kèm học sinh lớp 1
Đi dạy cần phải có giáo án! Điều này rất quan trọng. Những buổi dạy đầu tiên các bạn nên đưa ra một vài bài tập để kiểm tra trình độ của học sinh. Dựa trên cơ sở đó bạn sẽ soạn ra những kiến thức các em đang hổng để bù đắp. Đồng thời xen kẻ các bài tập từ căn bản để các em làm quen. Từ đó hướng tới việc giảng dạy bài tập nâng cao. Về phần bài tập các bạn có thể tham khảo trên mạng sau đó chọn ra những bài phù hợp với trình độ với các em.
Làm việc gì cũng vậy muốn giỏi đòi hỏi phải bỏ ra nhiều công sức để đầu tư. Đối với gia sư mới đi dạy hay gia sư có kinh nghiệm cũng vậy đây là một việc rất cần thiết.
2. Hãy lấy lòng học sinh của mình
Gia sư đi dạy phải hiểu rằng, tuy bạn là “người lớn” nhưng việc học tại nhà hoàn toàn khác hẳn. Bạn không thể nổi nóng cũng như quát nạt hay…đánh học trò của mình. Mặc dù đôi khi bạn phải dạy dỗ những đứa vừa lười biếng vừa nghịch ngợm lại là con nhà giàu. Bố mẹ không có thời gian dạy kèm con học nên mới thuê gia sư. Tuy nhiên việc đánh giá năng lực gia sư lại phụ thuộc rất lớn vào lời nói của một đứa trẻ lớp 1 chưa hiểu chuyện. Chính vì vậy mà không ít gia sư được cho nghỉ việc vì trẻ…không thích anh/chị đó.
Cho nên khi bạn đi làm gia sư bạn phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Thêm vào đó gia sư cần có những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.
3. Chọn phương pháp giảng dạy thích hợp
Học sinh có rất nhiều dạng, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bạn phải có phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng. Bạn không nên rập khuôn phương pháp dạy mà phải linh động và khéo léo.
Những học sinh khá nhanh nhẹn thích tự chủ trong việc học các bạn chỉ cần hướng dẫn phương pháp và cho tự làm bài tập bạn chỉ cần giám sát hướng dẫn cho học sinh những chỗ chúng chưa hiểu để chúng tự hoàn thành bài tập mà bạn giao.Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ vì những dạng học sinh này nhanh nhẹn những hay cầu thả vì vậy khả năng sai sót của chúng rất cao cần phải uốn nắng nhanh nhưng chính xác.
Dạng học sinh khác lười động não chỉ muốn gia sư giảng giải chi tiết mặc dù những vấn đề đó xưa như trái đất tự chúng cũng có thể nghĩ ra dạng học sinh này dạy rất mệt nhưng bạn cần kiên nhẫn dạy thật chi tiết tránh việc la mắng chúng vì làm như vậy chúng sẽ đánh giá bạn dạy không nhiệt tình và sẽ báo lại với phụ huynh làm ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Kết luận
Hiện nay, để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân và phụ giúp gia đình, nhiều học sinh, sinh viên đã chọn công việc gia sư để làm thêm ngoài giờ học của mình. Trong khi có rất nhiều gia sư tự do hoặc làm việc trong các trung tâm gia sư, các em học sinh và các bậc phụ huynh có vô vàn lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm đầu tiên ở các gia sư chính là kinh nghiệm dạy, ôn thi. Đừng quá coi trọng việc bạn đã dạy được bao nhiêu năm, bao nhiêu học sinh. Đó không hoàn toàn thể hiện năng lực làm gia sư của bạn. Kinh nghiệm làm gia sư lớp 1 nói riêng và làm gia sư nói chung trên hết là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.
Nếu bạn đang cần việc làm gia sư lớp 1 thì hãy liên hệ Trung tâm gia sư WElearn TPHCM nhé. Chúng tôi hiện đang cần tuyển gia sư lớp 1 tại TPHCM, Bình, Dương, Đồng Nai,...và các tỉnh lân cận TPHCM với chính sách cực tốt. Mọi chi tiết thắc mắc về việc trở thành gia sư của Trung tâm WElearn bạn vui lòng liên hệ với WElearn theo các kênh thông tin sau:
- Địa chỉ: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0906782291
- Facebook: https://www.facebook.com/welearngiasu
- Gmail: welearnvietnam@gmail.com
- Website: https://welearnvn.com/
Nhận xét
Đăng nhận xét